-->
Rừng xanh nào thiếu chi cây
Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà
--> Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà
Những lúc rỗi việc,mình cứ hay nghĩ ngược nghĩ xuôi càng nghĩ càng rối rắm,vì mãi vẫn không hiểu được cái lý do khiến bọn mình lựa chọn cái nghành Lâm nghiệp mà theo,mà cắm cổ mài đũng quần gần 5 năm trời lận đận,để cuối cùng khi ra trường rồi thì chẳng có mấy người sống được nhờ vào cái nghề rừng này. Các bác khác thì thế nào chẳng rõ.Riêng mình đến với Lâm nghiệp hoàn toàn tình cờ,nhưng lạ là sau đó mình bị trói chặt vào đó chẳng thấy đường ra,giống như một kẻ đi lạc trong rừng,càng cố nó càng rối.Có lẽ do từ nhỏ đã sống gắn với rừng già rồi ,nên sau này cứ nghe mùi thảm mục sau mưa là cứ thấy quen quen như ở nhà rồi,riết rồi ghiền mùi nấm ,mùi cỏ lá của rừng nên đâm ra nhớ cái hoang dã chơn chất của rừng. Nhưng cũng nên thú thật một điều là lúc học phổ thông mình tư thấy… hơi bị dốt,nên sau khi tốt nghiệp 12 rồi cũng chưa mấy tự tin để nộp đơn vào Bách khoa,Tổng hợp…Nên khi từ tỉnh lẻ về Sài thành lai kinh ứng thí ôi thôi còn quá nhút nhát, thậm thò thậm thụt,lại gặp các bác Sài thành ăn mặt bảnh bao,mặt cứ vễnh lên trời mà thả khói thuốc lá một cách ung dung đỉnh ngộ bất cần đời mà càng nghĩ càng rét,càng thiếu tự tin.Thôi thì chắc cái số mình nó gắn với Nông nghiệp giống như cha ông ta xưa thôi.Đành quay về trường nông nghiệp vậy! nhưng quái quỉ là mình lại không ưa mùi gia súc,mà làm ruộng cấy lúa thì quá là ngán rồi cái sự tỉ mẫn chăm sóc,Thuỷ sản thì có khác gì Chăn nuôi cũng lò dò tỉ mẫn.Cuối cùng thôi chọn quách cái nghành Lâm đi cho nó xong,dù gì cây rừng có trồng mà lười không chăm thì nó cũng cứ sống,đỡ cực;điều nữa là nghe còn có hơi hướng công nghiệp tí chút:xã hội ta đang cổ xuý cho công nghiệp hoá mà!Còn một điều nữa là dân làm nghề rừng còn mang một vẽ gì đó bí ẩn,rừng rú pha một chút phóng khoáng lang bạt kỳ hồ nữa…Và thế là mình ào vào học chung với các bạn từ đấy. Ra trường rồi,mọi thứ cứ tréo nghoe.Mình chuyên tâm vào khoa chặt (chế biến)cuối cùng lại đi trồng cây trồng cỏ thuê cho nước ngoài.Nhiều bạn chuyên luyện trồng rừng lại xung phong đi chặt,chặt từ cao nguyên chặt tận nước ngoài(Lào,Cambodia),một người trồng 5 người chặt.trồng mới được một cây chặt mất 5 cây…Đến nỗi cuối cùng toàn thế giới hè nhau chống biến đổi khí hậu muốn hụt hơi.Có lẽ nản lòng khi nghe cái điệp khúc “chặt chặt trồng,chặt chặt trồng”nên đa số các bạn mang cái bằng cấp kỹ sư về cất kỹ dưới đáy tủ làm kỷ niệm về một thời nông nổi,để rãnh tay rãnh chân bươn bả bằng một nghề khác kiếm sống.Buồn cho cái sự đời nhiều lúc tréo nghoe, thật là: Cái cụ có,cô cóc cần Cái cô cần,cụ cóc có Thế hệ chúng ta lớn lên trong buổi giao thời có quá nhiều sự biến động,với nhiều giá trị bị phân hoá dưới tác động của đời sống quá khốn khó,nên chúng ta phải nhận lãnh hậu quả nặng nề,không thể tránh khỏi được.Cũng có thể từ đó mà chính chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta khôn lớn hơn lên… Nhưng có một điều dường như là một ân huệ cho thế hệ chúng ta hơn con cháu mình :đó chính là rừng.Chúng ta đã học về rừng,cảm nhận được cuộc sống trong rừng và những giá trị của đại ngàn mang lại cho con người.Gần gũi như không gian xanh ngát,không khí để thở và mùi thảm mục đặc trưng không lẫn lộn,rừng mãi để lại trong ta một hoài niệm đẹp về cuộc sinh tồn ,mà ở đó mỗi chúng ta như là một cây rừng trưởng thành với đầy đủ ý thức về sự kết đoàn cộng sinh để trường tồn miên viễn….
Gỏ đỏ
Rừng xanh nào thiếu chi cây
Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét