Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Tâm thư
Thưa các Thầy cô,các bạn cùng các thân hữu Lâm 4s !
Trước hết xin chân thành cảm ơn bằng hữu đã quan tâm ,chia sẻ vui buồn với trang Lambonforum trong suốt thời gian qua với số truy cập gần 1,350 lượt từ cuối năm 2008.
Số lượng này là không nhiều so với mong đợi của BĐD chúng tôi,vì lẽ ra nếu được tổ chức tốt hơn,số lượng truy cập có thể còn tăng lên gấp nhiều lần,xứng đáng là một bàn tròn giao lưu ấm áp tình bằng hữu,thầy trò…như tâm huyết của mỗi chúng ta.Lỗi này trước hết do người điều hành blog.
Giờ đây,với nhiều tính năng được cải tiến của Blog ,cho phép chúng ta mở rộng căn nhà này thành ngôi nhà chung thật sự ,thành một tài sản chung có giá trị tồn tại vượt thời gian.Mạn phép các bằng hữu cho chúng tôi có mấy ý kiên sau đây:
1.Không phải do tác động bởi sự ra đi đột ngột của bạn Hần mà trong chúng tôi có một suy nghĩ từ lâu về sự hữu hạn của đời sống mỗi chúng ta,trong khi những thông tin chúng ta để lại là vô hạn.Trên thực tế thời gian qua chỉ có tôi và bạn Trạng là nắm giữ chìa khoá ra vào trang này,mà cả hai chúng tôi tình hình sức khoẻ đều có những vấn đề hạn chế.Riêng tôi thời gian vừa qua thiếu chăm sóc blog do quá bận bịu việc mưu sinh,gây thiệt thòi lớn cho các bằng hữu.Do vậy mong ước của chúng tôi là mỗi người đều có một chìa khoá để ra vào ngôi nhà này một cách thoải mái nhất, từ đó xây dựng nó ngày càng to đẹp,giàu có hơn, sống động hơn. Tôi tin các bạn bè bằng hữu đều mong muốn như vậy.
2.Chúng ta là những người có chung một ký ức đẹp về một thời đã xa,nhưng có thể có những dị biệt về xu hướng chính trị,tôn giáo,sở thích…nên ra vào căn nhà này thiết nghĩ chúng ta cần giữ vững tiêu chí giao lưu của trang để tỏ rõ sự tôn trọng lẫn nhau,giữ hoà khí với nhau vì sự tồn tại của căn nhà chung này.
3.Nếu thống nhất với những quan điểm trên,mong các bạn hãy chọn cho riêng mình một nickname để phân biệt khi đăng đàn.Về nick name xin được nêu một ý kiến với các bạn thế này:Mình học Lâm nghiệp nên quan niệm chúng ta là một cánh rừng có rất nhiều loại cây,quí như đinh liêm sến táu,thường như bằng lăng,bạch đàn…nên mình đã chọn là gõ đỏ (vì trông ngoại hình có vẻ hợp với mình).Sau khi chọn nick,các bạn mail cho mình nick mà bạn chọn mình sẽ add vô phần quyền vào cùng với địa chỉ email của bạn,từ đó các bạn ra vô đăng ý kiến thoải mái như mình và bạn Trạng(chỉ cần đăng nhập và ghi mật mã do bạn chọn).
Với mong ước xây dựng trang Lambonforum.blogspot.com thật sự là tài sản chung của chúng ta ngày càng phát triển hơn,đúng nghĩa là nơi giao lưu,tâm tình,chia sẻ buồn vui của tuổi già chúng ta:rất mong các bạn cùng hưởng ứng và truyền bá rộng rãi để ai chưa tham gia thì mở địa chỉ email để cùng dự phần vào.
Kính chúc sức khoẻ Thầy cô,bằng hữu và tất cả mọi người hâm mộ.Mong mọi người có nhiều niềm vui khi giao lưu trên diễn đàn này.
Thân ái.
Dương Tấn Nguyên
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
LỜI THƠ TIỄN BẠN
Hần ơi !....
Thắp cho mầy một nén hương tiễn biệt
Đưa mày vào giấc ngủ ngàn thu
Thế là từ đây biền biệt chốn sa mù
Bàn tri hữu giờ trống thêm một chỗ.
Nhớ một thuở vẫy vùng thời áo rách
Chia cho nhau từng đóm thuốc tàn
Sống vô tư như bầy thú giữa rừng hoang
Chia ly rượu đắng với giọng cười hào sảng
Nay bọn tao về chia với mày ly rượu
Mượn khói hương gởi về tận chốn hư không
Hãy bay đi như cánh nhạn vút qua sông
Và quên hết cõi đời đầy trần tục
Có nghĩa gì đâu cái chữ vinh chữ nhục
Mà bao lần nó trói buộc cuộc đời ta
Cay đắng ngọt bùi rồi cũng chia xa
Lòng nhân thế có bao giờ độ lượng.
Dẫu cuộc đời hẹp hòi hay cao thượng
Chỉ là những mỹ từ của một cõi phù du
Đưa mày đi vào với giấc thiên thu
Để lại bọn tao mãi là niềm thương tiếc
Giữa bọn tao mày vẫn trong như giọt biếc
Sẽ trở về sum hợp với đại dương
Mong giọt nước kia luân vũ trở về nguồn
Để gặp lại nhau hoang sơ trong hậu kiếp.
*DTN*
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HẦN LÚC SINH THỜI
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
Vài kỹ niệm với người bạn trở về với cát bụi
Mỗi đời sống của con người luôn ẩn chứa một định mệnh, dù không tin nhưng những gì xảy ra hàng ngày cho ta thấy điều đó là đúng . Nói về sự sống và cái chết thì có rất nhiều điều để nói nhưng chung quy lại có những điều nêu ra như một chân lý và không thể không chấp nhận .Theo thuyết nhà phật thì bất kỳ sinh vật nào trên trái đất này nếu có sinh đều có diệt hoặc là ai cũng đi ra từ chiếc nôi và trở về với nấm mồ ...Dẫu biết thế nhưng sự ra đi đột ngột của một người bạn làm cho mỗi chúng ta ai cũng bàng hòang ,thương tiếc.
Nghĩ về sự ra đi của bạn làm cho chúng ta nghĩ về một kiếp đời phù du, vì thế sống như thế nào mới là điều quan trọng chứ không phải sống bao lâu.
Để tưởng nhớ người bạn đã khuất , tôi xin ghi lại vài kỹ niệm khó quên của 4 năm đèn sách ..
Trong đời ai cũng có lần đầu tiên làm một điều gì đó , chỉ có cái chết là không có lần đầu tiên hay sau cùng !
Ngày đó vào tháng 9 năm 1978 , khi bước những bước chân đầu tiên vào trường đại học tại 45 Đinh tiên Hòang , cảm giác đầu tiên của cậu học trò tỉnh lẻ lên phố là sự lạ lẩm. Đi giữa hai hàng me rợp bóng dẩn vào khu vực ký túc xá , khung cảnh có phần nào giống ở quê nhưng người thì quá xa lạ. Người đầu tiên tôi gặp là Hần , dáng cao lớn , da ngăm ngăm , trông có vẽ già dặn . Tôi không nghĩ Hần là sinh viên mới nhập học vì không thấy vẽ ngơ ngác như tôi mà trông rất thỏai mái tự tin (sau này tôi mới biết Hần đã qua thời kỳ học dự bị đại học) . Tôi gọi Hần bằng chú và nhờ hướng dẫn tìm ký túc xá . “Chú” Hần đã hướng dẫn tôi tận tình cho đến chiếc giường trong ký túc xá . Qua một ngày vừa đi xe đò vừa đi bộ để tìm đường , quá mệt mỏi nên tôi đã làm một giấc thật ngon lành trên chiếc giường nội trú còn hôi mùi mốc .
Lần đầu gặp gỡ đó đã hình thành nên tình bạn thân thiết sau này với nhiều vui buồn lẫn lộn suốt 4 năm học.
Năm thứ nhất là năm phải học căng thẳng nhất vì kiến thức học được ở trường huyện xa xôi làm sao bằng các bạn học tại thành phố .Muốn theo kịp giáo trình chỉ còn cách là tập trung cho việc học mọi lúc , mọi nơi .Dần dần rồi mọi chuyện cũng ổn thỏa , việc học trở nên bình thường chứ không căng thẳng như lúc ban đầu .
Trong năm đầu tiên sinh họat chung trong ký túc xá cũng bình thường , hàng ngày suất ăn tập thể bao gồm canh “tòan quốc “,một vài con cá chết được kho mặn chát hoặc khô kho là món mặn. Có bửa ăn với cơm , nhưng cũng có hôm ăn bánh mì, bo bo .Nói chung là kham khổ. Sinh họat của các bạn cùng phòng trong ký túc xá cũng chỉ xoay quanh việc học , văn nghệ tự phát , chưa có khái niệm đi “quậy”.
Sang năm thứ hai , việc học bắt đầu nhẹ nhàng hơn , có thời gian rảnh rỗi nên chẳng biết làm gì ,bắt đầu tập tành đi “quậy”cùng với sự hướng dẫn của “anh hai Hần “.(Từ này do thầy Chân phó chủ nhiệm khoa đặt cho Hần) .Bởi vì Hần thường lập lại bài giảng của thầy Chân khi nói chuyện với các bạn bằng hình tượng thầy Chân minh họa trong một bài giảng về kế họach “ Thiên nga bay thẳng lên cao , tôm hùm lộn ngược, cá măng lặn nhào”, cứ mỗi lần phát ra câu này thì cả bọn cười lăn vì sự diễn tả đạc thù qua lời nói dí dỏm của anh hai Hần.
Gỉai quyết thời gian rảnh rỗi bằng cách đi lang thang khắp nơi , đôi lúc vô cùng mệt , nhưng rất vui vì những tình huống dở khóc dở cười!
Vui nhất là khi trở về lại ký túc xá lúc nửa đêm , sau thời gian dài đạp xe lang thang khắp thành phố, bồ thì chẳng có ai nhưng bụng thì đói meo, cơm nội trú thì các bạn khác ăn “đại diện” rồi .(Từ đại diện là để chỉ những ai đi vắng quá giờ không về , người ở lại có quyền xơi phần cơm đó). Leo lên giường lúc nửa đêm nhưng bụng đói cồn cào , cố gắng ngủ để ngày mai lên lớp khỏi phải gật gà gật gưỡng .
Việc đi về quá giờ quy định đôi khi cũng phải canh me trèo tường vào vì cổng đã đóng lúc 12h. Trèo tường vào xong còn phải tìm bảo vệ năn nỉ ra mở cổng để dắt xe đạp vào.
Có lần đi về lúc nủa đêm , khi quẹo qua Đại học Dược để về ký túc xá trong trường , không may có chiếc xe gắn máy va quẹt vào xe đạp của Hần , chân đi cà nhắc nhưng vẫn lên giọng hù dọa người lái chiếc xe kia , bên kia chỉ biết năn nỉ vì đâu có tiền bạc gì để bồi thường , càng năn nỉ , hai Hần càng cương , cho đến khi bên kia chơi liều cương lại , lúc đó hai thằng mới lếch vào ký túc xá . Sau khi đã vào trong rồi Hần quát mình là tại sao không làm bộ can Hần để rủi mấy người kia nổi điên lên thì làm sao chạy kịp!Lần đó tôi rút kinh nghiệm hễ ra đường có gì bất thường thì phải giả bộ can anh Hai ngay .
Ở ký túc xá ngòai việc ăn ,ngũ, học , chẳng có gì giải trí , chỉ việc đi rong ngòai đường , không thì ca hát .Hai Hần cũng biết chút ít về vọng cổ , còn tôi thì đờn giọng cổ hơi bị hay nên đây cũng là yếu tố kết bạn thân thiết . Tuy biết vọng cổ nhưng hai Hần lại khóai chơi tân nhạc , lĩnh vực này hai Hần cũng có khiếu . Ở nội trú ai cũng nghe hai Hần vừa đàn vừa hát bài MAL bằng tiếng Pháp hẳn hoi mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ lời của mấy câu đầu bài hát : Mal, Au fond du Coeur,Oui j'ai mal, mal, De la vie me fait mal. Sở dĩ nhớ được lời bài hát vì nó được lập đi lập lại mọi lúc , mọi nơi trong ký túc xá và tôi cũng thường xuyên chơi văn nghệ với Hần nên hay nhìn vào bản nhạc .
Cuộc sống sinh viên những ngày ấy dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng vẫn sống một cách vô tư , không quan tâm đến tiền bạc mặc dù túi lúc nào cũng rỗng không .
Có lần khi ngồi uống nước mía trước cổng trường (thường ông già nước mía cho ghi sổ ) , chợt thấy có người ăn xin ngồi xuống vỉa hè gần đó ,đổ tiền ra đếm , Hần nói:“ người ăn xin kia còn giàu hơn tao với mày “. Điều đó là cay đắng nhưng vẫn thấy đúng.
Ngòai những kỹ niệm khi ở ký túc xá ,còn nhiều những kỹ niệm nữa trong những lần thực tập. Nhưng bao nhiêu đó cũng đủ nói lên một điều: người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Khi ta mất một người bạn trung thành thì không gì có thể hàn gắn sự mất mát của tâm hồn ta.
Bạn ấy đã về nơi cõi vĩnh hằng nhưng đối với chúng ta , bạn ấy vẫn còn hiện hữu trong những kỹ niệm khó quên của một thời đèn sách. Thay nén hương là những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất cho bạn ở bên kia thế giới .
Kusy lam4
Trần văn Trạng
Nghĩ về sự ra đi của bạn làm cho chúng ta nghĩ về một kiếp đời phù du, vì thế sống như thế nào mới là điều quan trọng chứ không phải sống bao lâu.
Để tưởng nhớ người bạn đã khuất , tôi xin ghi lại vài kỹ niệm khó quên của 4 năm đèn sách ..
Trong đời ai cũng có lần đầu tiên làm một điều gì đó , chỉ có cái chết là không có lần đầu tiên hay sau cùng !
Ngày đó vào tháng 9 năm 1978 , khi bước những bước chân đầu tiên vào trường đại học tại 45 Đinh tiên Hòang , cảm giác đầu tiên của cậu học trò tỉnh lẻ lên phố là sự lạ lẩm. Đi giữa hai hàng me rợp bóng dẩn vào khu vực ký túc xá , khung cảnh có phần nào giống ở quê nhưng người thì quá xa lạ. Người đầu tiên tôi gặp là Hần , dáng cao lớn , da ngăm ngăm , trông có vẽ già dặn . Tôi không nghĩ Hần là sinh viên mới nhập học vì không thấy vẽ ngơ ngác như tôi mà trông rất thỏai mái tự tin (sau này tôi mới biết Hần đã qua thời kỳ học dự bị đại học) . Tôi gọi Hần bằng chú và nhờ hướng dẫn tìm ký túc xá . “Chú” Hần đã hướng dẫn tôi tận tình cho đến chiếc giường trong ký túc xá . Qua một ngày vừa đi xe đò vừa đi bộ để tìm đường , quá mệt mỏi nên tôi đã làm một giấc thật ngon lành trên chiếc giường nội trú còn hôi mùi mốc .
Lần đầu gặp gỡ đó đã hình thành nên tình bạn thân thiết sau này với nhiều vui buồn lẫn lộn suốt 4 năm học.
Năm thứ nhất là năm phải học căng thẳng nhất vì kiến thức học được ở trường huyện xa xôi làm sao bằng các bạn học tại thành phố .Muốn theo kịp giáo trình chỉ còn cách là tập trung cho việc học mọi lúc , mọi nơi .Dần dần rồi mọi chuyện cũng ổn thỏa , việc học trở nên bình thường chứ không căng thẳng như lúc ban đầu .
Trong năm đầu tiên sinh họat chung trong ký túc xá cũng bình thường , hàng ngày suất ăn tập thể bao gồm canh “tòan quốc “,một vài con cá chết được kho mặn chát hoặc khô kho là món mặn. Có bửa ăn với cơm , nhưng cũng có hôm ăn bánh mì, bo bo .Nói chung là kham khổ. Sinh họat của các bạn cùng phòng trong ký túc xá cũng chỉ xoay quanh việc học , văn nghệ tự phát , chưa có khái niệm đi “quậy”.
Sang năm thứ hai , việc học bắt đầu nhẹ nhàng hơn , có thời gian rảnh rỗi nên chẳng biết làm gì ,bắt đầu tập tành đi “quậy”cùng với sự hướng dẫn của “anh hai Hần “.(Từ này do thầy Chân phó chủ nhiệm khoa đặt cho Hần) .Bởi vì Hần thường lập lại bài giảng của thầy Chân khi nói chuyện với các bạn bằng hình tượng thầy Chân minh họa trong một bài giảng về kế họach “ Thiên nga bay thẳng lên cao , tôm hùm lộn ngược, cá măng lặn nhào”, cứ mỗi lần phát ra câu này thì cả bọn cười lăn vì sự diễn tả đạc thù qua lời nói dí dỏm của anh hai Hần.
Gỉai quyết thời gian rảnh rỗi bằng cách đi lang thang khắp nơi , đôi lúc vô cùng mệt , nhưng rất vui vì những tình huống dở khóc dở cười!
Vui nhất là khi trở về lại ký túc xá lúc nửa đêm , sau thời gian dài đạp xe lang thang khắp thành phố, bồ thì chẳng có ai nhưng bụng thì đói meo, cơm nội trú thì các bạn khác ăn “đại diện” rồi .(Từ đại diện là để chỉ những ai đi vắng quá giờ không về , người ở lại có quyền xơi phần cơm đó). Leo lên giường lúc nửa đêm nhưng bụng đói cồn cào , cố gắng ngủ để ngày mai lên lớp khỏi phải gật gà gật gưỡng .
Việc đi về quá giờ quy định đôi khi cũng phải canh me trèo tường vào vì cổng đã đóng lúc 12h. Trèo tường vào xong còn phải tìm bảo vệ năn nỉ ra mở cổng để dắt xe đạp vào.
Có lần đi về lúc nủa đêm , khi quẹo qua Đại học Dược để về ký túc xá trong trường , không may có chiếc xe gắn máy va quẹt vào xe đạp của Hần , chân đi cà nhắc nhưng vẫn lên giọng hù dọa người lái chiếc xe kia , bên kia chỉ biết năn nỉ vì đâu có tiền bạc gì để bồi thường , càng năn nỉ , hai Hần càng cương , cho đến khi bên kia chơi liều cương lại , lúc đó hai thằng mới lếch vào ký túc xá . Sau khi đã vào trong rồi Hần quát mình là tại sao không làm bộ can Hần để rủi mấy người kia nổi điên lên thì làm sao chạy kịp!Lần đó tôi rút kinh nghiệm hễ ra đường có gì bất thường thì phải giả bộ can anh Hai ngay .
Ở ký túc xá ngòai việc ăn ,ngũ, học , chẳng có gì giải trí , chỉ việc đi rong ngòai đường , không thì ca hát .Hai Hần cũng biết chút ít về vọng cổ , còn tôi thì đờn giọng cổ hơi bị hay nên đây cũng là yếu tố kết bạn thân thiết . Tuy biết vọng cổ nhưng hai Hần lại khóai chơi tân nhạc , lĩnh vực này hai Hần cũng có khiếu . Ở nội trú ai cũng nghe hai Hần vừa đàn vừa hát bài MAL bằng tiếng Pháp hẳn hoi mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ lời của mấy câu đầu bài hát : Mal, Au fond du Coeur,Oui j'ai mal, mal, De la vie me fait mal. Sở dĩ nhớ được lời bài hát vì nó được lập đi lập lại mọi lúc , mọi nơi trong ký túc xá và tôi cũng thường xuyên chơi văn nghệ với Hần nên hay nhìn vào bản nhạc .
Cuộc sống sinh viên những ngày ấy dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng vẫn sống một cách vô tư , không quan tâm đến tiền bạc mặc dù túi lúc nào cũng rỗng không .
Có lần khi ngồi uống nước mía trước cổng trường (thường ông già nước mía cho ghi sổ ) , chợt thấy có người ăn xin ngồi xuống vỉa hè gần đó ,đổ tiền ra đếm , Hần nói:“ người ăn xin kia còn giàu hơn tao với mày “. Điều đó là cay đắng nhưng vẫn thấy đúng.
Ngòai những kỹ niệm khi ở ký túc xá ,còn nhiều những kỹ niệm nữa trong những lần thực tập. Nhưng bao nhiêu đó cũng đủ nói lên một điều: người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Khi ta mất một người bạn trung thành thì không gì có thể hàn gắn sự mất mát của tâm hồn ta.
Bạn ấy đã về nơi cõi vĩnh hằng nhưng đối với chúng ta , bạn ấy vẫn còn hiện hữu trong những kỹ niệm khó quên của một thời đèn sách. Thay nén hương là những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất cho bạn ở bên kia thế giới .
Kusy lam4
Trần văn Trạng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)