Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010

Tản mạn về rừng


Những lúc rỗi việc,mình cứ hay nghĩ ngược nghĩ xuôi càng nghĩ càng rối rắm,vì mãi vẫn không hiểu được cái lý do khiến bọn mình lựa chọn cái nghành Lâm nghiệp mà theo,mà cắm cổ mài đũng quần gần 5 năm trời lận đận,để cuối cùng khi ra trường rồi thì chẳng có mấy người sống được nhờ vào cái nghề rừng này.
Các bác khác thì thế nào chẳng rõ.Riêng mình đến với Lâm nghiệp hoàn toàn tình cờ,nhưng lạ là sau đó mình bị trói chặt vào đó chẳng thấy đường ra,giống như một kẻ đi lạc trong rừng,càng cố nó càng rối.Có lẽ do từ nhỏ đã sống gắn với rừng già rồi ,nên sau này cứ nghe mùi thảm mục sau mưa là cứ thấy quen quen như ở nhà rồi,riết rồi ghiền mùi nấm ,mùi cỏ lá của rừng nên đâm ra nhớ cái hoang dã chơn chất của rừng. Nhưng cũng nên thú thật một điều là lúc học phổ thông mình tư thấy… hơi bị dốt,nên sau khi tốt nghiệp 12 rồi cũng chưa mấy tự tin để nộp đơn vào Bách khoa,Tổng hợp…Nên khi từ tỉnh lẻ về Sài thành lai kinh ứng thí ôi thôi còn quá nhút nhát, thậm thò thậm thụt,lại gặp các bác Sài thành ăn mặt bảnh bao,mặt cứ vễnh lên trời mà thả khói thuốc lá một cách ung dung đỉnh ngộ bất cần đời mà càng nghĩ càng rét,càng thiếu tự tin.Thôi thì chắc cái số mình nó gắn với Nông nghiệp giống như cha ông ta xưa thôi.Đành quay về trường nông nghiệp vậy! nhưng quái quỉ là mình lại không ưa mùi gia súc,mà làm ruộng cấy lúa thì quá là ngán rồi cái sự tỉ mẫn chăm sóc,Thuỷ sản thì có khác gì Chăn nuôi cũng lò dò tỉ mẫn.Cuối cùng thôi chọn quách cái nghành Lâm đi cho nó xong,dù gì cây rừng có trồng mà lười không chăm thì nó cũng cứ sống,đỡ cực;điều nữa là nghe còn có hơi hướng công nghiệp tí chút:xã hội ta đang cổ xuý cho công nghiệp hoá mà!Còn một điều nữa là dân làm nghề rừng còn mang một vẽ gì đó bí ẩn,rừng rú pha một chút phóng khoáng lang bạt kỳ hồ nữa…Và thế là mình ào vào học chung với các bạn từ đấy.
Ra trường rồi,mọi thứ cứ tréo nghoe.Mình chuyên tâm vào khoa chặt (chế biến)cuối cùng lại đi trồng cây trồng cỏ thuê cho nước ngoài.Nhiều bạn chuyên luyện trồng rừng lại xung phong đi chặt,chặt từ cao nguyên chặt tận nước ngoài(Lào,Cambodia),một người trồng 5 người chặt.trồng mới được một cây chặt mất 5 cây…Đến nỗi cuối cùng toàn thế giới hè nhau chống biến đổi khí hậu muốn hụt hơi.Có lẽ nản lòng khi nghe cái điệp khúc “chặt chặt trồng,chặt chặt trồng”nên đa số các bạn mang cái bằng cấp kỹ sư về cất kỹ dưới đáy tủ làm kỷ niệm về một thời nông nổi,để rãnh tay rãnh chân bươn bả bằng một nghề khác kiếm sống.Buồn cho cái sự đời nhiều lúc tréo nghoe, thật là:
Cái cụ có,cô cóc cần
Cái cô cần,cụ cóc có
Thế hệ chúng ta lớn lên trong buổi giao thời có quá nhiều sự biến động,với nhiều giá trị bị phân hoá dưới tác động của đời sống quá khốn khó,nên chúng ta phải nhận lãnh hậu quả nặng nề,không thể tránh khỏi được.Cũng có thể từ đó mà chính chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta khôn lớn hơn lên…
Nhưng có một điều dường như là một ân huệ cho thế hệ chúng ta hơn con cháu mình :đó chính là rừng.Chúng ta đã học về rừng,cảm nhận được cuộc sống trong rừng và những giá trị của đại ngàn mang lại cho con người.Gần gũi như không gian xanh ngát,không khí để thở và mùi thảm mục đặc trưng không lẫn lộn,rừng mãi để lại trong ta một hoài niệm đẹp về cuộc sinh tồn ,mà ở đó mỗi chúng ta như là một cây rừng trưởng thành với đầy đủ ý thức về sự kết đoàn cộng sinh để trường tồn miên viễn….

Saigon 14/01/2010
Gỏ đỏ
Rừng xanh nào thiếu chi cây
Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà

Tản mạn về rừng



-->
Rừng xanh nào thiếu chi cây
Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà
-->
Những lúc rỗi việc,mình cứ hay nghĩ ngược nghĩ xuôi càng nghĩ càng rối rắm,vì mãi vẫn không hiểu được cái lý do khiến bọn mình lựa chọn cái nghành Lâm nghiệp mà theo,mà cắm cổ mài đũng quần gần 5 năm trời lận đận,để cuối cùng khi ra trường rồi thì chẳng có mấy người sống được nhờ vào cái nghề rừng này. Các bác khác thì thế nào chẳng rõ.Riêng mình đến với Lâm nghiệp hoàn toàn tình cờ,nhưng lạ là sau đó mình bị trói chặt vào đó chẳng thấy đường ra,giống như một kẻ đi lạc trong rừng,càng cố nó càng rối.Có lẽ do từ nhỏ đã sống gắn với rừng già rồi ,nên sau này cứ nghe mùi thảm mục sau mưa là cứ thấy quen quen như ở nhà rồi,riết rồi ghiền mùi nấm ,mùi cỏ lá của rừng nên đâm ra nhớ cái hoang dã chơn chất của rừng. Nhưng cũng nên thú thật một điều là lúc học phổ thông mình tư thấy… hơi bị dốt,nên sau khi tốt nghiệp 12 rồi cũng chưa mấy tự tin để nộp đơn vào Bách khoa,Tổng hợp…Nên khi từ tỉnh lẻ về Sài thành lai kinh ứng thí ôi thôi còn quá nhút nhát, thậm thò thậm thụt,lại gặp các bác Sài thành ăn mặt bảnh bao,mặt cứ vễnh lên trời mà thả khói thuốc lá một cách ung dung đỉnh ngộ bất cần đời mà càng nghĩ càng rét,càng thiếu tự tin.Thôi thì chắc cái số mình nó gắn với Nông nghiệp giống như cha ông ta xưa thôi.Đành quay về trường nông nghiệp vậy! nhưng quái quỉ là mình lại không ưa mùi gia súc,mà làm ruộng cấy lúa thì quá là ngán rồi cái sự tỉ mẫn chăm sóc,Thuỷ sản thì có khác gì Chăn nuôi cũng lò dò tỉ mẫn.Cuối cùng thôi chọn quách cái nghành Lâm đi cho nó xong,dù gì cây rừng có trồng mà lười không chăm thì nó cũng cứ sống,đỡ cực;điều nữa là nghe còn có hơi hướng công nghiệp tí chút:xã hội ta đang cổ xuý cho công nghiệp hoá mà!Còn một điều nữa là dân làm nghề rừng còn mang một vẽ gì đó bí ẩn,rừng rú pha một chút phóng khoáng lang bạt kỳ hồ nữa…Và thế là mình ào vào học chung với các bạn từ đấy. Ra trường rồi,mọi thứ cứ tréo nghoe.Mình chuyên tâm vào khoa chặt (chế biến)cuối cùng lại đi trồng cây trồng cỏ thuê cho nước ngoài.Nhiều bạn chuyên luyện trồng rừng lại xung phong đi chặt,chặt từ cao nguyên chặt tận nước ngoài(Lào,Cambodia),một người trồng 5 người chặt.trồng mới được một cây chặt mất 5 cây…Đến nỗi cuối cùng toàn thế giới hè nhau chống biến đổi khí hậu muốn hụt hơi.Có lẽ nản lòng khi nghe cái điệp khúc “chặt chặt trồng,chặt chặt trồng”nên đa số các bạn mang cái bằng cấp kỹ sư về cất kỹ dưới đáy tủ làm kỷ niệm về một thời nông nổi,để rãnh tay rãnh chân bươn bả bằng một nghề khác kiếm sống.Buồn cho cái sự đời nhiều lúc tréo nghoe, thật là: Cái cụ có,cô cóc cần Cái cô cần,cụ cóc có Thế hệ chúng ta lớn lên trong buổi giao thời có quá nhiều sự biến động,với nhiều giá trị bị phân hoá dưới tác động của đời sống quá khốn khó,nên chúng ta phải nhận lãnh hậu quả nặng nề,không thể tránh khỏi được.Cũng có thể từ đó mà chính chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta khôn lớn hơn lên… Nhưng có một điều dường như là một ân huệ cho thế hệ chúng ta hơn con cháu mình :đó chính là rừng.Chúng ta đã học về rừng,cảm nhận được cuộc sống trong rừng và những giá trị của đại ngàn mang lại cho con người.Gần gũi như không gian xanh ngát,không khí để thở và mùi thảm mục đặc trưng không lẫn lộn,rừng mãi để lại trong ta một hoài niệm đẹp về cuộc sinh tồn ,mà ở đó mỗi chúng ta như là một cây rừng trưởng thành với đầy đủ ý thức về sự kết đoàn cộng sinh để trường tồn miên viễn….
Saigon 14/01/2010
Gỏ đỏ
Rừng xanh nào thiếu chi cây
Đâu chỉ Gỏ đỏ mới xây được nhà

Thông báo dời cuộc họp gây quỉ lớp

Thân gởi các bằng hữu
Do vào dịp cuối năm,nhiều việc phát sinh ngoài dự đoán,hầu hết các cơ quan đơn vị tập trung cho việc báo cáo tổng kết năm tài chính,quyết toán thuế,tính toán lợi nhuận khen thưởng CB.CNV nên cuộc họp như dự kiến sẽ thiếu vắng nhiều thành phần trụ cột trong chúng ta.
Vì vậy,Ban Đại Diện đã hội ý thống nhất quyết định dời ngày họp đến 17 giờ chiều ngày thứ bảy,23/01/2010 vẫn tại cộng ty bạn Trạng,để các bạn có thêm thời gian thu xếp công việc riêng.
Dời ngày họp là việc bất khả kháng,rất mong quí bằng hữu thông cảm.Hy vọng sẽ đón tiếp đông đủ quí bằng hữu vào thời gian và địa điểm nêu trên.
BĐD Lâm nghiệp khoá 4

Nối lại một vòng tay


Thời gian qua đi có bao giờ trở lại được.Vậy là đã tròn 27 năm rồi,kể từ ngày rời trường ĐH Nông Nghiệp 4,bọn Lâm 4 mình mỗi đứa về một nơi,mỗi người một hoàn cảnh chẳng ai giống ai.Những mái đầu xanh ngày nào với bao mơ ước đầy bồng bột của tuổi trẻ giờ đây đã ngả hai màu sương gió đường dài.Có đứa đã ngồi sui,nhưng có đứa con chưa kịp lớn,cũng có người vẫn một bóng lặng lẻ đi về....Nhiều người có thể gọi là thành đạt trong đời ,nhưng cũng không ít kẻ vẫn còn lận đận lo toan sao cho đủ đầy ngày hai bữa.
Nhưng một điều lạ là khi có dịp ngồi lại với nhau bên một ly cà phê hay ly bia,thì mọi chuyện lại cứ quay về xưa cũ,về cái thời chung trường ,chung lớp gian truân nhưng khó quên,thiếu gạo phải ăn bo bo mà đi học quân sự vẫn lăn lê bò trườn chẳng than oán,tháo mồ hôi trên thao trường Thủ Đức nắng như đổ lửa,để rồi cuối cùng bọn vai u thịt bắp phải nhường ngôi quán quân bài "bắn đạn thật"cho các nàng chân yếu tay mềm.Cái thời mà nhà trường cứ chọn tháng lạnh để đưa sinh viên đi rừng thực tập,thế là ngoài ứng dụng kiến thức chuyên nghành,chúng ta còn trắc nghiệm thêm khả năng tát cá,bẫy chim và ...chôm đu đủ chín cây,để cho những đốm lửa bập bùng trong rừng La Ngà, Mã Đà quyện với tiếng đàn guitar cứ như vẫn âm ỉ cháy trong lòng,gọi nhau về với hoài niệm xa xưa để nối lại một vòng tay,nối một mối tình thân Thầy trò-bằng hữu,nối hiện tại với quá khứ,như nối một dây neo giúp ta giữ được thăng bằng hơn trong bể đời sóng gió.
Vậy là ý tưởng của Sinh và Minh Tuấn đã lan toả nhanh sang Hoàng Tuấn và Trạng, Nguyên và chắc còn tiếp tục mở rộng thêm nữa.Hãy hy vọng rằng cuối cùng chúng ta cũng nối được một vòng tay thân ái của lớp Lâm 4s tuy có hơi muộn...phải không các bạn,vì
"...dù muộn cũng phải nói với nhau,
Những dòng sông đã lâu,không ra được biển rộng
Là những dòng sông lạc loài
Muộn phiền quanh vách núi,như gương không người soi..."
(Đi qua vùng cỏ non-Trần Long Ẩn)

Lam 4s Album

Lam 4s Album
Đám cưới đầu tiên của khoá

Người theo dõi